Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Dị vật trong tai và mũi trẻ

28/11/2023
Chia sẻ kinh nghiệm

Những nguy hiểm của những dị vật này trong tai và mũi trẻ là gì?
Một dị vật không được phát hiện và không di chuyển có thể gây đau cho trẻ và lâu ngày có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dị vật trong tai lâu ngày gây nhiễm trùng nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị điếc.
Dị vật tại mũi có rơi vào ngách mũi sau hay di chuyển sâu hơn vào khí quản của trẻ gây khó thở, hoặc nghiêm trọng hơn trẻ có thể hít dị vật từ mũi vào phổi của mình nếu dị vật quá nhỏ.
Đặc biệt nếu trẻ nhét pin, cúc áo, hạt kim sa vào mũi hoặc tai có thể gây thương tích nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời.
Điếc là một biến chứng nếu không kịp thời lấy dị vật ở tai của trẻ

Hôm nay nhân có 1 bé gái xinh xắn đến phòng khám BS Liên lấy dị vật mũi, bác sĩ xin viết vài lời về vấn đề này, các ba mẹ tham khảo nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết dị vật này?
1.1. Dị vật trong tai
Một số dị vật trong tai không có triệu chứng gì đặc biệt để cha mẹ có thể nhận biết được, trong khi đó các đồ vật khác như thức ăn hay côn trùng nếu mắc lâu lại trong tai có thể gây đau tai, ù tai sốt, đỏ hay chảy dịch vàng. Trẻ có thể quấy khóc và sờ vào tai nhiều hơn.
Thính giác có thể bị ảnh hưởng nếu dị vật chặn ngay vị trí ống tại. Lưu ý đến tai trẻ khi trẻ nói với bạn rằng mọi âm thanh bé nghe được không giống như bình thường.
Đau tai dữ dội là một trong những dấu hiệu của dị vật trong tai

 

Đây là hình ảnh 1 bệnh nhi vừa được lấy dị vật mũi tại PK BS Liên ngày 23/08/2023

 

1.2. Dị vật trong mũi
Nếu có dị vật mắc kẹt trong mũi trẻ sẽ có một vài biểu hiện sau:
• Chảy nước mũi liên tục nhưng chỉ một bên, dịch thường có mùi hôi.
• Chảy máu mũi
• Đau tại mũi hoặc đau quanh mũi
• Phàn nàn về một mùi lạ trong khi không ai khác có thể ngửi thấy bất cứ mùi gì
• Có tiếng huýt sáo khi trẻ thở bằng mũi
• Hoặc trẻ khó thở.
2. Những nguy hiểm của những dị vật này trong tai và mũi trẻ là gì?
Một dị vật không được phát hiện và không di chuyển có thể gây đau cho trẻ và lâu ngày có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dị vật trong tai lâu ngày gây nhiễm trùng nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị điếc.
Dị vật tại mũi có rơi vào ngách mũi sau hay di chuyển sâu hơn vào khí quản của trẻ gây khó thở, hoặc nghiêm trọng hơn trẻ có thể hít dị vật từ mũi vào phổi của mình nếu dị vật quá nhỏ.
Đặc biệt nếu trẻ nhét pin, cúc áo, hạt kim sa vào mũi hoặc tai có thể gây thương tích nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời.
Điếc là một biến chứng nếu không kịp thời lấy dị vật ở tai của trẻ
3. Nên làm gì trẻ có dị vật trong tai hoặc mũi của trẻ?
Bước 1 : Việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện di vật trong tai hoặc mũi của trẻ là cha mẹ phải bình tĩnh và tìm cách trấn an trẻ, tuyệt đối đừng quát nạt trẻ sẽ khiến trẻ khóc vô tình tạo điều kiện để dị vật đi sâu hơn. Cũng đừng cố gắng lấy dị vật ra trừ khi nó nằm ngay trên bề mặt và rất dễ lấy.
Bước 2 : Tiếp theo nhận định sơ qua tình trạng của trẻ, yêu cầu trẻ cho bạn biết trẻ vừa nhét thứ gì vào mũi hoặc tai nếu trẻ có thể. Hầu hết các dị vật không gây nghiêm trọng ngay lập tức, nhưng nếu đó là pin cúc áo hoặc bất cứ thứ gì có chứa hóa chất độc hại, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong vài giờ nếu không được loại bỏ.
Bước 3 : Kiểm tra trực quan sự tắc nghẽn tại mũi hoặc tai của trẻ bằng cách để trẻ nằm im hoặc ngồi ngang tầm mắt bạn, sử dụng đèn pin để quan sát. Xác định vật thể đó là gì và ở vị trí nông hay sâu. Nếu nó ngay phía ngoài; không phải là pin đồ chơi, kim loại hay côn trùng và trẻ hợp tác bạn có thể tự lấy ra cho bé!
Nếu trẻ không hợp tác hoặc dị vật ở quá sâu thì ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để lấy dị vật.
Lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không nên quát mắng khiến trẻ khóc và dị vật đi sâu hơn
4. Làm cách nào để ngăn điều này xảy ra?

Việc con của bạn đưa dị vật vào mũi hay tai điều không tránh khỏi đối với những bé có độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Vì vậy để hạn chế những việc đó ba mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

 

  • Lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé
  • Giám sát trẻ chặc trẽ nhất bạn có thể
  • Dạy trẻ không được cho bất cứ thứ gì vào mũi hay tai
  • Giữ những vật nhỏ bé ra khỏi tầm tay của trẻ
  • Các loại đồ chơi có pin, vị trí lắp pin nên được cố định chắc chắn.
  • Hỏi han và quan tâm đến bé khi bé đi học hay đi chơi về
  • Không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào về sức khỏe của trẻ mà trẻ nói cho bạn biết.
Chia sẻ

Bài viết liên quan