Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Chia sẻ kinh nghiệm

Dị vật trong tai và mũi trẻ

Những nguy hiểm của những dị vật này trong tai và mũi trẻ là gì?Một dị vật không được phát hiện và không di chuyển có thể gây đau cho trẻ và lâu ngày có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dị vật trong tai lâu ngày gây nhiễm trùng nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị điếc.Dị vật tại mũi có rơi vào ngách mũi sau hay di chuyển sâu hơn vào khí quản của trẻ gây khó thở, hoặc nghiêm trọng hơn trẻ có thể hít dị vật từ mũi vào phổi của mình nếu dị vật quá nhỏ.Đặc biệt nếu trẻ nhét pin, cúc áo, hạt kim sa vào mũi hoặc tai có thể gây thương tích nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời.Điếc là một biến chứng nếu không kịp thời lấy dị vật ở tai của trẻ

BỆNH VIÊM XOANG Ở TRẺ NHỎ, DẤU HIỆU VÀ LƯU Ý ĐIỀU TRỊ

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Với các bé thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi…nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến bé đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của con. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?

CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ EM

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng.

HO KÉO DÀI Ở TRẺ VÀ CÁCH CHỮA

Ho kéo dài là tình trạng trẻ em ho dai dẳng trên 3 tuần, hoặc ho tái phát trên 3 tháng trong năm hoặc từ 6 tháng liên tiếp mỗi tháng ho trên 1 tuần. Có nhiều bệnh gây ho kéo dài ở trẻ nhỏ, trong bài này sẽ đề cập đến chẩn đoán và điều trị theo một số nguyên nhân thường gặp gây ho kéo dài ở trẻ em.

QUAI BỊ

Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Sau đây là một số những nguyên tắc vàng trong việc chăm sóc trẻ khi bị quai bị, các mẹ cùng theo dõi nhé.

SỐT Ở TRẺ EM

Sốt nghĩa là thân nhiệt cơ thể ở mức cao hơn bình thường

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng  rất dễ lây lan nên việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng sẽ khiến trẻ càng nặng hơn và còn làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, là một bệnh rất dễ lây truyền.

LỊCH TIÊM CHỦNG

Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho bé yêu ngừa bệnh tật và tránh xảy ra dịch bệnh lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Trẻ sơ sinh có miễn dịch tốt đối với nhiều loại bệnh vì trẻ nhận được kháng thể từ mẹ, tuy nhiên miễn dịch này chỉ tồn tại từ 1 tháng đến 1 năm. Ngoài ra một số bệnh trẻ không có được miễn dịch từ mẹ nên nếu trẻ không được tiêm vacxin mà tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, cơ thể của bé có thể không đủ khoẻ để chống lại bệnh tật.Tiêm phòng sẽ kích thích sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, các bà mẹ nên thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng năm 2017 của Bộ Y tế.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI VIRUS CORONA (COVID-19)

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.

MÁCH MẸ CHĂM SÓC EM BÉ SAU SINH

Chăm sóc em bé sau sinh Lần đầu tiên làm mẹ bạn vỡ oà trong niềm hạnh phúc và còn lúng túng bởi không biết chăm sóc em bé sau sinh như thế nào? Sự có mặt của thiên thần nhỏ là niềm tin để bạn tìm hiểu kiến thức làm mẹ và chăm con. Chăm sóc em bé sau sinh từ việc cho con bú Cho em bé sau sinh bú là kiến thức mà các mẹ cần chuẩn bị để chăm sóc chu đáo cho con. Ngay sau khi bé được chào đời mẹ cần cho bé bú luôn. Thông thường bạn sẽ mất vài ngày để đợi “sữa về”. Nhưng đừng lo vì hãy cứ cho con bú mẹ vì ngực bạn sẽ sản sinh ra một lượng sữa non, rất tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non giàu năng lượng, dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất đề kháng. Bạn đừng nghĩ trẻ sơ sinh thì còn thoải mái hơn bằng cách nói chuyện, khuyến khích bé mở miệng rồi sau đó đưa đầu ti vào miệng con để bé bú. Hãy chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới. Lúc này, đầu ti của bạn sẽ nằm trên lưỡi của bé, từ đó con có thể bú sữa thoải mái hơn.

BÍ QUYẾT CHĂM CON BỊ ỐM ĐỂ MẸ KHÔNG ỐM THEO CON

Lập kế hoạch hàng ngày Lập kế hoạch hằng ngày là việc làm cần thiết để bạn đảm bảo thời gian cho công việc, bên cạnh chon và lo cho sức khoẻ của chính bản thân mình. Với quá nhiều công việc phải làm mà lại có quá ít thời gian, bạn sẽ không biết phải làm từ đâu và bắt đầu như thế nào. Hãy viết tất cả những việc bạn cần làm trong ngày, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước sau. Kế hoạch này sẽ giúp bạn tránh khỏi sự hỗn loạn, căng thẳng và thiếu kiên nhẫn.