Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

QUAI BỊ

01/08/2022
Kiến Thức Sức Khỏe

Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Sau đây là một số những nguyên tắc vàng trong việc chăm sóc trẻ khi bị quai bị, các mẹ cùng theo dõi nhé.

Quai bị là một căn bệnh thường gặp với trẻ nhỏ, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Sau đây là một số những nguyên tắc vàng trong việc chăm sóc trẻ khi bị quai bị, các mẹ cùng theo dõi nhé.

Thế nào là bệnh quai bị?

Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài ðến tháng 6 nãm sau và cao điểm từ tháng 12 ðến tháng 3-4. Tuổi mắc bệnh thường khi trẻ bắt đầu đi học (sau 3-5 tuổi), tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Với các trường hợp nhẹ, bệnh sẽ khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày, có thể cho trẻ uống thuốc và chăm sóc tại nhà.

Với những trường hợp quai bị nặng, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh quai bị

Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác, tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trýớc khi xuất hiện các triệu chứng ðầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Ngýời bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Ðiều khó khãn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% ngýời trưởng thành đang khỏe mạnh ðã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng ðã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị quai bị

Phòng Khám - Bs Mỹ Liên

– Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

– Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả nãng truyền bệnh.

– Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.

– Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai). Nói chung triệu chứng dễ thấy nhất trong bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tãng.Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trýờng hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khãn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường.

– Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

– Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.

– Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to.

– Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.

Chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị tại nhà 

Hiện nay,chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế ðể kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:

Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.

Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.

Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần.Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.

Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.

Chườm nóng vùng góc hàm.

Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau

Khi có biến chứng viêm tinh hoàn bệnh nhân cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần "nhỏ" chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…

Trẻ bị bệnh quai bị nên ăn gì?

 

Trẻ bị bệnh quai bị lên cơn sốt và sưng to tuyến nước bọt nên gặp khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, việc cung cấp dinh dưỡng là việc cần thiết để giúp cơ thể chiến thắng được bệnh tật.

ới đây là một số thực phẩm người mắc bệnh quai bị nên dùng.

1. Thức ăn lỏng

Trong thời gian lên cơn sốt cơ thể người bệnh khó hấp thụ các món ăn cứng, người nhà nên cho ãn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng… để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cháo, ăn làm nhiều bữa và cần xem khả nãng tiêu hoá để điều chỉnh ãn uống. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ãn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay.

2. Nước

Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên. Ngoài nước uống cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

3. Các loại đỗ

Ngoài thành phần dinh dưỡng cao, đỗ còn có thể nấu thành những món ăn có tác dụng như thuốc giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh. Dùng đỗ xanh, đỗ tương(đậu nành) lượng bằng nhau, đem đun nhừ, khi ãn có thể thêm đường đỏ. Ngoài ra cũng có thể ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ rồi thêm rau cải, ãn liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

4. Các loại rau

Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cõ thể. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu các món ăn đảm bảo dưỡng chất cũng như tãng cường sức đề kháng cho người thân.

Trẻ bị bệnh quai bị kiêng kị ăn gì?

Bên cạnh những món ăn nên dùng, người mắc bệnh quai bị cần kiêng đồ ãn chua và chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Ngoài ra người bệnh không nên ãn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.

Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cùng chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân quai bị: trẻ bị quai bị nên kiêng nước lạnh và kiêng gió

– Hạ sốt , hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.

– Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người ngoài hoặc tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với người ngoài để tránh những lây nhiễm bệnh với người khác.

– Điều cần thiết là ngay sau khi mắc bệnh, bạn nên cách ly bệnh nhân khoảng 2 tuần để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và những người xung quanh.

– Với người bị quai bị phải cực kỳ chú ý là kiêng nước lạnh và không ra gió.

– Nếu người bị bệnh lý tiếp xúc với nước lạnh và ra gió sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

– Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi và hạn chế mức tối đa việc vận động. Bởi lẻ trong giai đoạn sưng đau, nếu cơ thể vận động, mệt mỏi có thể tăng thêm nguy cơ chuyển sang giai đoạn nặng hơn của bệnh.

– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và sức miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng, tránh vi khuẩn.

– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

– Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.

– Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

– Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị như thế nào?

 

Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị. Ðể tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. 

Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.

Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.

Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.

Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho ngýời khác.

Ngoài ra có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.

 

Chia sẻ

Bài viết liên quan