Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

01/08/2022
Kiến Thức Sức Khỏe

Bệnh tay chân miệng  rất dễ lây lan nên việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng sẽ khiến trẻ càng nặng hơn và còn làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 

Bệnh tay chân miệng  rất dễ lây lan nên việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng sẽ khiến trẻ càng nặng hơn và còn làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

 

Những gợi ý sau đây có thể giúp cha mẹ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả:

- Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…

- Nếu trẻ ăn kém, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.

- Chú ý khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.

- Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.

- Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.

- Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau trong vòng 3-4 giờ.

- Khi trẻ giảm bệnh chân tay miệng, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng bất kỳ cái gì.

\

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc và phòng bệnh tay chân miệng:

+ Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ

- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.

- Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.

- Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

- Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

+ Cách ly trẻ bị tay chân miệng đúng cách.

- Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7 – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.

- Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.

- Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

+ Tạo môi trường sống trong lành và an toàn cho trẻ chân tay miệng

- Người chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh chân tay miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình.

- Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.

- Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.

+ Dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cần  nhập viện ngay:

- Sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt.

- Quấy khóc vật vã bức rứt không dỗ được.

- Ngủ giật bắn mình

- Lừ đừ, run chi, rung giật cơ, đi đứng loạng choạng, yếu chi.

- Khó thở hoặc vả mồ hôi

Hinh ảnh tay chân miệng

Chia sẻ

Bài viết liên quan