Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Hiện nay, máy phun khí dung được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý tai mũi họng và đường hô hấp, là một dụng cụ không thể thiếu tại các phòng cấp cứu, sơ cứu, các khoa hô hấp. Ngoài ra máy cũng được dùng khá phổ biến tại các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho máy khí dung lại không đơn giản.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Hiện nay, máy phun khí dung được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý tai mũi họng và đường hô hấp, là một dụng cụ không thể thiếu tại các phòng cấp cứu, sơ cứu, các khoa hô hấp. Ngoài ra máy cũng được dùng khá phổ biến tại các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho máy khí dung lại không đơn giản.

Máy khí dung là gì?

Máy phun khí dung là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti. Các hạt này sẽ theo hơi thở vào các hốc mũi xoang, hít thẳng vào phế quản, phổi và tạo tác dụng tại đây. Máy phun khí dung được sử dụng để điều trị các bệnh lý cấp hoặc mạn tính như: suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi - họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi xoang dị ứng...

Lợi ích khi dùng thuốc đường hít

Ưu điểm của việc dùng thuốc bằng đường hít là có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần tác dụng, đó là các niêm mạc ở vùng mũi - họng, thanh quản, khí quản, xoang, phế quản và phế nang... Nhờ đó, thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh trong vòng 5 phút kể từ khi bắt đầu xông và rất hữu ích khi dùng để cấp cứu cắt cơn suyễn. Trong khi dùng thuốc bằng đường tiêm phải mất từ 15 - 30 phút và đường uống từ 30 - 60 phút mới có tác dụng.

Dùng thuốc bằng đường hít còn có ưu điểm là hạn chế được những tác dụng phụ toàn thân của thuốc, nhất là với các thuốc có nguồn gốc corticoid. Ngoài ra, dùng các thuốc giãn phế quản bằng đường hít cũng làm giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh...

Bệnh nào thuốc nấy

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc bằng đường hít khác nhau. Trong viêm mũi - xoang - họng dị ứng bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi... thì thường dùng thuốc xông dạng corticoid. Nhưng nếu có nhiễm khuẩn, bội nhiễm có thể sẽ phải phối hợp thêm kháng sinh. Những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính... người ta cũng dùng phương pháp xông thuốc để làm giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở. Ngoài ra, phương pháp khí dung để làm loãng đờm cho bệnh nhân trong chữa trị bệnh phổi. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm nhớt thì xông khí dung bằng nước muối rất tốt để làm loãng đờm, trẻ dễ ho và tống được đờm nhớt ra ngoài. Ngoài ra, cũng có thể dùng tinh dầu thơm từ lá khuynh diệp, lá sả, bạc hà, lá chanh, lá tía tô... vào máy khí dung, giúp sát trùng và làm thông mũi - họng, giảm cảm cúm gây nghẹt mũi, người bệnh sẽ dễ chịu.

Những điều cần lưu ý

Ai cũng có thể mua máy khí dung về nhà sử dụng, nhưng việc sử dụng thuốc (về loại thuốc và liều lượng dùng, cách pha thuốc) thì phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý dùng thuốc xông, nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Ngay cả các loại tinh dầu (hay ống hít bán sẵn làm thông mũi) cũng không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ (dưới 18 tháng) vì có thể gây ức chế hô hấp; người lớn cũng không được lạm dụng bừa bãi vì sẽ gây nghiện và giảm khứu giác. Khi sử dụng máy phun khí dung phải tuân thủ cách pha thuốc vì nếu pha không đúng liều lượng hoặc quá loãng hay quá đặc, các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong phế quản, hoặc lơ lửng bám vào thành họng, chưa kịp xuống đến các phế quản.

Mỗi máy phun khí dung đều có kèm mặt nạ hoặc ống ngậm. Có thể dùng 1 trong 2 loại dụng cụ trên, nhưng cần biết rằng dùng ống ngậm thì lượng thuốc đến phổi sẽ nhiều hơn khi dùng mặt nạ. Tuy nhiên, việc sử dụng ống ngậm đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt của người bệnh, do đó không nên dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy phun khí dung là: ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Phòng tránh các tác dụng phụ này bằng cách súc miệng và dùng sữa rửa mặt sau khi xông.

Nên lưu ý phải đảm bảo vệ sinh cho máy phun khí dung, sử dụng dây và mặt nạ riêng và sau mỗi lần xông phải được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Sau một thời gian sử dụng, máy phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.


Quy trình vận hành máy 
 

  • Đặt máy khí dung lên bề mặt vững chãi. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện.
  • Rửa sạch tay. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Để máy khí dung hoạt động hiệu quả, lượng dịch trong buồng đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml. Nếu không đạt ngưỡng này thì cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho được 2,5 ml. 
  • Đậy nắp cốc thuốc. Gắn phần trên của cốc thuốc với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Gắn phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí với máy nén khí. Bật máy khí dung để kiểm tra xem có sương phun ra không.
  • Yêu cầu bệnh nhân ngồi thẳng để phổi được giãn tối đa, làm tăng hiệu quả điều trị. Nếu người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa khít mặt. Với trẻ đủ lớn để phối hợp, khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường và không nói chuyện trong thời gian khí dung. Trẻ nhỏ cần được bế ở tư thế ngồi thẳng.

  • Bệnh nhân thở sâu và chậm qua miệng, nếu có thể thì nín thở 2-3 giây trước mỗi lần thở ra, làm vậy để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp. 
  • Thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời các phản ứng phụ. Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc bồn chồn thì ngừng khí dung khoảng 5 phút. Tiếp tục khí dung nhưng yêu cầu người bệnh thở chậm hơn. Nếu cảm giác bồn chồn và chóng mặt vẫn tái diễn trong những lần điều trị  tiếp theo thì cần thông báo cho bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều hoặc thay thuốc.
  • Thời gian khí dung thường là 5 -10 phút, tối đa là 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù ‘trống rỗng’ thì tắt máy.   

* Một số lưu ý:
 

  • Không phải thuốc khí dung nào cũng có thể trộn với nhau (ví dụ không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản).
  • Không bao giờ dùng nước để khí dung, nước muối sinh lý 0,9% là dung dịch phù hợp nhất để bổ sung thể tích cần có.
  • Tác dụng phụ: Đôi khi thuốc để khí dung có thể gây phản ứng dị ứng nặng nề như khó thở, sưng nề ở mặt - môi - lưỡi - họng, thở rít khó nuốt. Một số loại thuốc như salbutamol có thể khiến bệnh nhân bồn chồn, tim đập nhanh, chóng mặt, run rẩy. Khí dung cũng có thể gây khô miệng, đau họng, nấm miệng và khiến triệu chứng hen nặng hơn.


Làm vệ sinh dụng cụ 

Máy khí dung tạo môi trường ấm và ẩm, rất tốt để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch và lau khô mặt nạ và ống thở miệng. Riêng đối với cốc đựng thuốc thì cần tháo rời ba bộ phận, đổ hết thuốc còn thừa, dùng nước xà phòng ấm rửa sạch cả ba phần rồi tráng lại bằng nước. 

 

Dùng khăn sạch lau khô các bộ phận vì dung dịch còn lại sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong môi trường tới cư trú. Phơi dụng cụ tại nơi mát, không để nước bắn vào.

Bảo quản máy khí dung ở nơi thoáng mát và không có bụi, loại bỏ ống nhựa nếu bị mờ hoặc còn đọng nước bên trong. Thay màng lọc của máy nén khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường là 6 tháng một lần). 

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Phun khí dung

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Dịch Vụ Liên Quan