Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

 Các nghiên cứu cho thấy thị lực của trẻ trước tuổi đi học liên quan nhiều với yếu tố di truyền (50%). Nếu cả bố và mẹ bị cận thị nặng (từ 8.0 điốp trở lên) thì khả năng con mắc bệnh cận thị là rất lớn.

Đau mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, mờ mắt là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị đang rất gần. Vậy đâu là nguyên nhân? 

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM NHỮNG YẾU TỐ VÀ NGUY CƠ MẮC BỆNH

NHỮNG YẾU TỐ VÀ NGUY CƠ MẮC BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM

     Các nghiên cứu cho thấy thị lực của trẻ trước tuổi đi học liên quan nhiều với yếu tố di truyền (50%). Nếu cả bố và mẹ bị cận thị nặng (từ 8.0 điốp trở lên) thì khả năng con mắc bệnh cận thị là rất lớn.

Đau mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, mờ mắt là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị đang rất gần. Vậy đâu là nguyên nhân? 

1. Dùng máy tính.

    Các tia bức xạ của máy tính khi tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tế bào thần kinh thị giác. Dùng máy tính liên tục trong thời gian dài, mắt sẽ dễ có các triệu chứng như mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị… 

Các điều tra thực tế cho thấy có tới 82,4% số người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc với máy tính mắc các bệnh về mắt.

2. Đọc sách

     Nếu không có một tư thế ngồi đúng hoặc giữ một khoảng cách thích hợp từ mắt tới sách, bạn sẽ gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị. Căn bệnh về mắt này thường phổ biến ở học sinh.

Khi nhìn chữ hoặc đồ vật gần liên tục, trong một thời gian dài, mắt bạn sẽ phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Các tế bào thần kinh thị giác sẽ trở nên “mệt mỏi”.

Khoảng cách thích hợp cho việc quan sát mọi vật là từ 30 – 50cm.

3. Xem tivi.

    Cũng giống như khi sử dụng máy tính, các tia bức xạ của tivi cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho mắt, nhất là đối với mắt trẻ nhỏ vì các tế bào thần kinh thị lực của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện.

4. Yếu tố môi trường.

Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm thị lực yếu đi. 

5. Vệ sinh mắt không đúng cách.

    Vệ sinh mắt không đúng cách là “thủ phạm” gây ra các bệnh về mắt. Để có được một đôi mắt khoẻ mạnh, bạn cần biết vệ sinh mắt đúng cách, từ rửa mắt, tra thuốc nhỏ mắt, “thể dục” cho mắt…

6. Các yếu tố bệnh tật.

    Có rất nhiều căn bệnh có thể gây những biến chứng nhất định và ảnh hưởng tới thị lực, bao gồm các bệnh có liên quan trực tiếp tới mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ, cận thị, viễn thị, loạn thị… hoặc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, cao huyết áp… 

7. Yếu tố di truyền

    Các nghiên cứu cho thấy thị lực của trẻ trước tuổi đi học liên quan nhiều với yếu tố di truyền (50%). Nếu cả bố và mẹ bị cận thị nặng (từ 8.0 điốp trở lên) thì khả năng con mắc bệnh cận thị là rất lớn. Do vậy, các chuyên gia thường khuyên hai người mắc bệnh cận thị nặng không nên kết hôn với nhau.

8. Thói quen ăn uống.

    Ăn uống hợp lý cũng là một trong các yếu tố đảm bảo có được một đôi mắt khoẻ mạnh. Các tế bào thần kinh thị giác cần được cung cấp đầy đủ vitamin A. Khi cơ thể thiếu đi loại vitamin này, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt… Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ các vitamin C và E cũng rất có ích cho thị giác.

9. Yếu tố tâm lý.

Căng thẳng, mệt mỏi cũng sẽ làm mắt trở nên “ốm yếu” và “thiếu sức sống”.

10. Những tác động bên ngoài.

Những tổn thương dù là nhỏ ở vùng quanh mắt cũng có thể ảnh hưởng lớn tới thị lực.

11. Trẻ sinh non: ( tuổi thai nhi dưới 34 tuần) , nhẹ cân ( từ 2kg trở lại) có nguy cơ mắc các bệnh lý về võng mạc, bong võng mạc sau sinh. 

12.Mắc các bệnh mãn tính khác đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

 

Khám sàng lọc bệnh lý võng mạc kịp thời để giảm tối đa nguy cơ bong võng mạc cho trẻ

CHỨC NĂNG THỊ GIÁC TRẺ EM VÀ NHỮNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THƯỜNG GẶP.

 

Với trẻ dưới 1 tuổi:

    Khi mới sinh, bộ máy thị giác của trẻ đã có những khả năng nhận biết nhất định nhưng vẫn phải dạy cho trẻ nhìn, học cũng như nói. Hai năm đầu là thời gian bộ máy thị giác trẻ phát triển nhanh nhất nên việc chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ trong thời gian này và chẩn đoán kịp thời những sai lệch sẽ giúp tránh cho con bạn khỏi những rối loạn chức năng thị giác.

 

Thị lực trẻ em từ khi mới sinh đến 3 tháng tuổi:

Thị lực trẻ mới sinh dao động từ  0,005 đến 0,015 và tăng dần đến 0,01- 0,03. Thị lực trẻ còn kém như vậy do võng mạc vùng hoàng điểm còn chưa hoàn chỉnh. Nếu một người lớn có thị lực thấp như vậy thì là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng đối với trẻ sơ sinh thì điều quan trọng nhất là những gì to và ở gần nhất : khuôn mặt và bầu sữa mẹ. Ở tuổi này, trẻ chỉ chú ý đến vẻ mặt những người xung quanh, chưa nhận biết được khoảng cách gần, xa. Đến gần 3 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có những động tác đầu tiên để với tới, cần nắm những vật ở trước mắt. Thị lực của trẻ tăng nhanh và bắt đầu chú ý đến những vật chuyển động.

Thị lực trẻ em từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong thời gian này, thị lực của trẻ tiếp tục tăng gần đến 1/10. Nếu cả 2 mắt cùng nhìn tinh như nhau thì chức năng thị giác 2 mắt của trẻ đạt được gần ngang mức người lớn. Những động tác với theo để cầm nắm một vật nào đó được thực hiện chính xác hơn và trẻ dễ dàng theo dõi được những vật đang chuyển động. Khi chức năng thị giác 2 mắt bị rối loạn, thì trẻ bắt đầu bị nhược thị.

Thị lực trẻ em từ 7 đến 12 tháng tuổi.

Đây là giai đoạn thị lực của trẻ tăng không nhiều nhưng những kỹ năng nhìn khác được hoàn thiện không ngừng. Trẻ đã có thể điều tiết để nhìn thấy vật nằm cách mũi khoảng 7 đến 8 cm.

 

Ở độ tuổi này, trẻ em có thị lực từ 3/10 đến 6/10. Chúng chuyển mắt để nhìn vật nọ sang nhìn vật kia một cách dễ dàng và chăm chú tìm hiểu. Sự  phối hợp vận động của mắt và tay đã gần đạt được mức hoàn thiện.

Các rối loạn chức năng ở trẻ em.

Mọi bệnh mắt cần được hết sức chú ý. Khác với nhiều bệnh mắt gặp ở người lớn, khi người bệnh có thể chờ một thời gian mới đi khám chữa bệnh vẫn không hoặc ít ảnh hưởng đến kết quả điều trị, các bệnh mắt trẻ em phải được phát hiện để điều trị sớm mới có kết quả điều trị tốt. Ví dụ, trẻ bị lác thì phải được điều trị sớm, thường phải trước 6 tuổi để tránh nhược thị, gây khiếm thị khó chữa hoặc không chữa được. Đối với trẻ bị đục thể thuỷ tinh bẩm sinh cũng như vậy, cần mổ càng sớm càng tốt để ánh sáng vào được mắt, kích thích võng mạc phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, những trẻ này có thể bị mù loà vĩnh viễn.

Để thực hiện được điều này, chỉ có một cách duy nhất đối với các bậc phụ huynh là quan tâm theo dõi tình hình sức khoẻ con mình bằng cách đưa trẻ đi khám ngay nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường và khám mắt định kỳ kể cả khi trẻ không có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào. Đối với nhiều bệnh, chỉ có những cán bộ chuyên khoa mắt với thiết bị chuyên khoa mới có thể phát hiện được những sai lệch phát triển hoặc bệnh mắt ở giai đoạn sớm để việc điều trị cho kết quả cao nhất.

 

KHÁM BỆNH CHO TRẺ SƠ SINH THIẾU THÁNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi bệnh ở giai đoạn sớm nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được, nếu khi đã có biểu hiện ra bên ngoài là bệnh đã ở giai đoạn muộn và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa ở trẻ dưới 6 tuổi. Vì vậy, việc khám tầm soát mắt cho trẻ em sau sinh là hết sức cần thiết.

Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay sau khi sinh 3 -4 tuần, ngay khi còn nằm điều trị trong khoa sơ sinh để kịp thời phát hiện ra bệnh. Trường hợp đi khám muộn sẽ khó điều trị và nguy cơ bị mù vĩnh viễn rất cao.

Lần khám đầu tiên: sau 3 – 4 tuần khi sinh

Lần khám tiếp theo: Khám lại sau ngay 2 ngày và cần điều trị ngay nếu lần đầu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nặng.

Khám lại sau 1 tuần nếu lần đầu có nghi ngờ mắc bệnh.

 Khám lại sau 2 tuần nếu lần trước chưa phát hiện ra bệnh ( khám cho đến khi trẻ đủ 42 tuần tuổi, tính từ ngày thụ thai hoặc tới khi các mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ)

NHỨNG NGUYÊN TẮC VỆ SINH GIÚP BẢO VỆ MẮT TRẺ:

1/ Hạn chế áp lực lên cơ quan thị giác bằng cách giảm thời gian xem tivi, làm việc với máy tính và đọc sách xuống mức tối thiêu có thể: đối với trẻ dưới 6 tuối: dưới 30 phút/ ngày.

Đối với trẻ 4 ->14 tuổi: dưới 60 phút/ ngày.

Đối với trẻ trên 14 tuổi: dưới 90 phút/ ngày.

2/ Độ chiếu sáng của đèn học không dưới 100w và đèn cần được đặt bên trái khi trẻ ngồi.

3/ khi ngồi học phải ngồi ở tư thế ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách vởi không được nhỏ hơn 33cm.

4/ Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

5/ Tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ về việc đeo kính.

6/ Điều trị các bệnh mắc phải một cách kịp thời: Cận thị và các tật khúc xạ khác

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Khám Mắt

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Dịch Vụ Liên Quan