Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

THỦY ĐẬU

01/08/2022
Kiến Thức Sức Khỏe

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, là một bệnh rất dễ lây truyền.

 

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, là một bệnh rất dễ lây truyền.

- Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em.

-Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

 

Triệu chứng bệnh thủy đậu

- Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động…

- Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

- Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.

 

 

 

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

 

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như : viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...

Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu:

- Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.

 

 

 

Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

 
  • Đối với người bị bệnh thủy đậu cần:

- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9‰.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng để tránh cọ sát vào mụn nước.

- Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

- Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

- Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa ngay đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

  • Đối với người thân trong gia đình:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt, đối với những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

  • Phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh.

Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao và kéo dài trong suốt cuộc đời. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cụ thể như sau:

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất.

- Người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm phòng 2 mũi, tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi.

- Không tiêm ngừa thủy đậu cho phụ nữ có thai.

- Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nên tiêm vacxin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng

Mách bạn cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu tại nhà

Chăm sóc người bị bệnh thủy đậu tại nhà cho đúng cách để bệnh nhân không bị nhiễm trùng, không bị sẹo là điều người nhà quan tâm. Người nhà bệnh nhân cũng nên chú ý, bệnh dễ lây lan nên không để phụ nữ mang thai tiếp xúc với người bệnh. Đối với những người nhà chăm sóc bệnh nhân thì nên rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Cần chăm sóc bệnh nhân các vấn đề sau đây:

 

Vệ sinh nơi ở của bệnh nhân thủy đậu

 

 

Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn nhà bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng Javel hay cloramin B, sau đó lau lại bằng nước sạch để diệt khuẩn. Với các đồ vật, nên lau chùi chúng sạch sẽ. Các đồ vật làm bằng vải thì nên được giặt giũ, phơi khô ráo ngoài nắng.

Cho bệnh nhân nằm phòng cách ly đã được lau dọn

Sau khi lau dọn phòng sạch sẽ, cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Chú ý là nên cho bệnh nhân nằm phòng thoáng khí. Bệnh nhân cần được cách ly từ 7-10 ngày (đây là thời gian phát bệnh dễ lây lan cho người khác).

Cho bệnh nhân dùng riêng đồ dùng cá nhân

 

 

 

Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách phòng lây nhiễm bệnh thủy đậu tốt hơn cả là cho bệnh nhân dùng riêng khăn mặt, chén bát, ly cốc, muỗng đũa,…

Nhắc nhở bệnh nhân làm vệ sinh cá nhân

Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bệnh nhân cũng nên tắm rửa mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, không nên kiêng tắm để tránh vi khuẩn tích tụ trên da. Có thể cho bệnh nhân tắm bằng nước lạnh hay nước hơi ấm, trong vài ngày đầu có thể ngâm mình trong nước ấm, làm khô người bằng cách vỗ nhẹ vào người cho nước tự chảy hết, không dùng khăn lau khô để tránh cọ xát

Dân gian dùng lá chân vịt để tắm cho trẻ cũng có tác dụng làm khô các nốt phỏng

Cho bệnh nhân mặc quần áo nhẹ, thoáng

Các loại quần áo chật chội sẽ cọ sát làm vỡ các nốt thủy đậu để lại sẹo. Bệnh nhân nên được mặc các loại quần áo nhẹ, mỏng và thoáng khí. Chú ý nhắc nhở bệnh nhân không được gãi lên các nốt thủy đậu.

Cắt móng tay cho bệnh nhân thủy đậu

 

 

 

Móng tay có thể vô tình làm tổn thương các nốt thủy đậu nên cần được cắt tỉa sạch sẽ, vệ sinh. Nhiều người khi ngủ trong vô thức hay gãi lên các nốt ngứa, bệnh nhân thủy đậu nếu vô thức gãi sẽ làm vỡ các bóng nước thủy đậu.

Cho bệnh nhân ăn uống đúng cách

Bệnh nhân thủy đậu cần được ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp,… và ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi nhiều vitamin.

Cho trẻ ăn thức ăn lạnh, mềm và nhạt vì các nốt phỏng ở miệng có thể làm cho trẻ khó ăn hoặc khó uống, tránh cho trẻ ăn các thức ăn có vị acid cao hoặc mặn

Bôi thuốc cho bệnh nhân đúng cách

 

 

 

Với các nốt thủy đậu bị vỡ, có thể bôi dung dịch xanh methylen để tránh bị sẹo. Bệnh nhân sốt cao thì nên được hạ sốt và ngừa bội nhiễm bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến các bác sĩ để tránh tai họa khó lường khi dùng nhầm thuốc.

Lưu ý dặn người bệnh khi bị ngứa tại nốt phỏng:

+ Nên tránh không được gãi vì gãi sẽ làm tổn thương da và làm cho nốt phỏng có nguy cơ nhiễm trùng

+ Có thể làm cho trẻ đỡ ngứa bằng cách giữ cho trẻ luôn được mát mẻ và lạnh vì nóng hay mồ hôi ra nhiều sẽ làm ngứa tăng lên. Đặt khăn mặt ướt và lạnh lên chỗ thực sự ngứa

+ Cắt móng tay, nhờ đó mỗi khi ngứa gãi da sẽ không bị tổn thương

+ Đến bác sĩ hỏi thuốc và kem làm giảm ngứa

Theo dõi tình trạng bệnh nhân

Người nhà chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu nên quan tâm theo dõi tiến triển của bệnh. Khi bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và co giật thì nên đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

  • Biến chứng của bệnh thủy đậu:

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn biến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn biến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng. Riêng trường hợp bị viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Các biểu hiện của hội chứng này có thể là: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...Với những người mẹ bị thủy đậu trong khoảng thời gian trước sinh năm ngày đến sau sinh 48 giờ, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Chứng viêm não do thủy đậu cũng thường xảy ra: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...

Dấu hiệu nặng cần nhập viện ngay:

+ Sốt kéo dài trên 4 ngày hoặc sốt cao trên 39o
+ Ho nặng lên hoặc có rối loạn nhịp thở
+ Một số nốt phỏng có mủ, hoặc các nốt phỏng sưng đỏ, nóng và đau
+ Đau đầu tăng lên
+ Khó đánh thức hoặc có những bất thường về hành vi
+ Sợ ánh sáng
+ Khó đi lại
+ Lẫn lộn
+ Nôn
+ Có biểu hiện cứng gáy

Chia sẻ

Bài viết liên quan